Bầu 9 tuần nên ăn gì? Sự thay đổi của thai nhi và cơ thể mẹ ở tuần thứ 9?

bau-9-tuan

Bầu 9 tuần thai nhi có sự phát triển như thế nào? Cơ thể người mẹ có thay đổi gì? Bầu 9 tuần nên ăn gì?… Bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có thông tin tổng hợp giải đáp thắc mắc ở trên.

Nội dung tóm tắt

Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi

Thai nhi 9 tuần tuổi sẽ có kích thước tương đương với quả mâm xôi, chiều dài đầu mông trung bình từ 2,0 – 2,2 cm.

Lúc này đai cột sống của thai nhi 9 tuần tuổi co rút lại và dần biến mất vào trong thời gian này. Đầu của bé dần phát triển và lớn hơn với những phần còn lại của cơ thể. Phần đầu của thai nhi sẽ nặng khoảng 3g. Bắt đầu phát triển chóp mũi và có thể nhìn thấy ở trong phim chụp.

Trên mí mắt bé cũng đang bắt đầu hình thành mí mắt, hệ thống tiêu hóa tiếp tục phát triển, ruột dài hơn và hậu môn dần được hình thành. Cũng trong thời gian này các cơ quan sinh sản bắt đầu được hình thành.

Cơ bắp phát triển có thể thực hiện các cử động đầu tiên từ tuần thai thứ 9 nhưng vẫn chưa thể cảm nhận được các cử động đó của thai nhi ở trong bụng mà chỉ có thể nhìn thấy khi đi siêu âm.

Xem thêm:

bau-9-tuan-nen-an-gi
Khi mang thai ở tuần thứ 9 mẹ bầu và thai nhi đều có những thay đổi

Sự thay đổi ở cơ thể mẹ

Khi thai nhi 9 tuần tuổi lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên và sẽ gây ra các triệu chứng chóng mặt, đi tiểu thường xuyên hoặc bị phồng tĩnh mạch trên bàn chân, bàn tay, chảy máu mũi.

Chính lượng máu dư thừa này sẽ giúp bảo vệ bé khi mẹ thường xuyên đứng lên, ngồi xuống, đặc biệt bù lại lượng máu sẽ mất trong thời gian chuyển dạ và sinh con.

Chảy máu âm đạo xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ mặc dù không quá nguy hiểm nhưng đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Tốt nhất hãy đi khám nếu mẹ bầu phát hiện tình trạng bị chảy máu âm đạo bất thường trong thời gian mang thai.

Bên cạnh đó trong giai đoạn này mẹ bầu sẽ có những thay đổi về cơ thể như:

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi: Do cơ thể mẹ bầu đang hình thành nhau thai  để từ đó cung cấp dưỡng chất cho bé và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc chuyển hóa lượng hormone tăng cao dẫn đến việc giảm huyết áp, đường huyết gây ra mệt mỏi.

Đi tiểu liên tục: Khi hormone hcg tăng lượng máu đưa đến thận làm gia tăng chức năng lọc cặn bã của thận do vậy bạn sẽ cảm thấy bản thân đi tiểu nhiều hơn. Kích thước thai nhi phát triển chèn ép lên bàng quang dẫn đến giảm khả năng chứa tiều nên mẹ bầu cần đi bầu nhiều lần.

Đau và khó chịu ở ngực: Ngực của bạn sẽ to dần lên để khi mang thai và tạo ra cảm giác đau, khó chịu do cơ thể đang tạo ra sữa cho em bé. 

Ngoài ra mẹ bầu cùng có thể gặp phải các triệu chứng khác như đầy hơi, táo bón do đó hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống để đảm bảo sức khỏe ở mức tốt nhất để cả mẹ bầu và thai nhi được khỏe mạnh.

Mẹ bầu 9 tuần nên ăn gì?

Khi mang thai đến tuần thứ 9 đây là giai đoạn mẹ bầu ốm nghén nặng nhất. Do đó ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. 

Chế độ ăn uống mẹ bầu mang thai 9 tuần có vai trò quan trọng để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, sự phát triển tốt cho thai nhi.

bau-9-tuan-nen-an-gi
Bầu 9 tuần nên ăn gì?

Bầu 9 tuần nên ăn gì? Một số món ăn để giảm nghén nhưng vẫn đem đến hiệu quả dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai, cụ thể như:

  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Ngô, hoa atiso, đậu các loại, gạo lứt, trái cây, các loại hạt tốt, rau quả tươi, bánh mì nguyên cám,…
  • Nhóm thực phẩm giàu sắt: nho khô, hạt bí ngô, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá hồi, cải bó xôi,…
  • Nhóm thực phẩm giàu axit folic: Axit folic sẽ có tác dụng trong phòng chống dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đồng thời hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu và cấu trúc DNA. Mỗi ngày mẹ bầu nên hấp thu trong khoảng từ 600 – 800mg axit folic/ ngày. Thực phẩm giàu axit folic như rau màu xanh đậm, lòng đỏ trứng, dưa vàng, trái cây họ cam chanh, hạt hướng dương, súp lơ, quả bơ…
  • Nhóm thực phẩm giàu canxi: chuối, yến mạch, thịt nạc, hạnh nhân, cá, trứng, các loại hạt, rau lá xanh, sản phẩm từ sữa
  • Thực phẩm giàu DHA: DHA sẽ rất cần đến sự phát triển của não thai nhi, phụ nữ mang thai. Mỗi ngày mẹ bầu nên tiêu thụ khoảng 200mg DHA từ các thực phẩm giàu DHA như: cá biển, bơ đậu phộng, cá thu, cá mòi, các loại hạt, sữa tươi, ngũ cốc, bí ngô, tôm…
  • Thực phẩm giàu vitamin A: có tác dụng phát triển những tế bào máu, da, tăng cường hệ miễn dịch. Một số thực phẩm giàu Vitamin A như cà rốt, bí đỏ, cà chua, dưa hấu, thịt bò, ớt chuông, khoai lang, cải bó xôi…
  • Thực phẩm giàu protein sẽ có tác dụng giúp mẹ bầu đủ sức sinh hoạt, vận động, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Những thực phẩm có chứa protein như: đậu, thịt, hạt, cá hồi, bí đỏ, tôm, nấm, ngô, sữa, bơ, táo, lòng trắng trứng, chuối…
  • Thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng mẹ bầu nên ăn trong suốt quá trình mang thai như: cam, súp lơ, dâu tây, cà chua, bông cải xanh,…

Ngoài việc chú ý nên ăn gì? mẹ bầu cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm nên tránh khi mang thai như:

  • Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ
  • Sữa chưa tiệt trùng
  • Đồ uống có cồn, caffeine gây hại cho sức khỏe.
  • Cá hồi ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân nên ăn với tần suất vừa phải không nên quá lạm dụng
  • Hải sản sống hoặc thịt sống

Trong giai đoạn này mẹ bầu cần chú ý việc ăn uống ở những nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giảm thiểu tình trạng gây ngộ độc thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Trong suốt quá trình mang thai cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để cơ thể phát triển khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện, đặc biệt trong thời gian đầu mang thai ở tam cá nguyệt thứ 3.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ thông tin về sự phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ bầu thay đổi và bầu 9 tuần  nên ăn gì?. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc, hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin khác trong cuộc sống.

Rate this post

About The Author