Bật mí cách để cải thiện tình trạng bà bầu mất ngủ

ba-bau-mat-ngu

Mất ngủ khi mang thai là nỗi ám ảnh của rất nhiều bà bầu. Vậy nguyên nhân gây ra mất ngủ là gì? Có cách nào để khắc phục tình trạng bà bầu mất ngủ?… Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

Nguyên nhân gây cho bà bầu mất ngủ

Mất ngủ khi mang thai là vấn đề rối loạn về giấc ngủ với các biểu hiện nổi bật như khó đi vào giấc ngủ, không duy trì được giấc ngủ ngon, thường xuyên tỉnh dậy, sáng thức dậy thấy mệt mỏi… Hầu hết các mẹ bầu sẽ bị mất ngủ trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ, có những trường hợp thai phụ mất ngủ suốt cả quá trình mang thai.

Bà bầu mất ngủ sẽ vô cùng mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu trong suốt thai kỳ mang thai. Tuy nhiên tình trạng này sẽ không gây hại đến sức khỏe thai nhi.

Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ khi mang thai, trong đó:

Do thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có rất nhiều các thay đổi từ ngay những ngày đầu mang thai. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến các triệu chứng như buồn ngủ hoặc mất ngủ ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ.

Ốm nghén

Ốm nghén cũng là triệu chứng khiến cho mẹ bầu mệt mỏi nếu kéo dài trong suốt thời gian lâu sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như cơ thể uể oải, trọng lượng cơ thể giảm nhanh, mất ngủ, ăn không ngon miệng. Những cơn nghén bất chợt sẽ làm cho bà bầu tỉnh giấc vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đủ

Quá trình mang thai đặc biệt ở giai đoạn đầu mẹ bầu sẽ ăn kém hoặc chán ăn điều này kéo dài gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt các loại vitamin, canxi, magie làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Không chỉ  vậy chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng còn gây ra áp lực lên hệ thống tiêu hóa và làm gia tăng tình trạng mất ngủ.

Các triệu chứng về tiêu hóa

Táo bón, ợ nóng là những  triệu chứng về tiêu hóa sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ của mẹ bầu.

Xem thêm các bài viết liên quan:

ba-bau-mat-ngu
Tiểu đêm nhiều lần gây ra mất ngủ cho bà bầu

Tiểu đêm nhiều lần

Khi có bầu tử cung giãn nở và ngày càng chèn ép đến hệ bài tiết làm cho bàng quang, thận, ống dẫn tiểu bị thu hẹp nên bà bầu phải đi tiểu nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bà bầu phải đi tiểu thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Đau nhức cơ thể, đau lưng, chuột rút

Đau lưng, nhức mỏi hay chuột rút là các triệu chứng xuất hiện ngay từ thời gian đầu của thai kỳ và gia tăng tần suất vào thời gian sau của thai kỳ. Gây đau nhức, mệt mỏi, mất ngủ cho mẹ bầu.

Nhịp tim đập nhanh

Để đảm bảo rằng lượng máu cung cấp cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai tim sẽ đập nhanh hơn. Tuy nhiên chính điều này lại gây ra những rắc rối cho mẹ vì sẽ thở gấp hơn, đặc biệt dễ tỉnh giấc vào ban đêm.

Gặp phải các vấn đề về hô hấp

Suốt hơn 9 tháng mang thai mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng viêm mũi, nhiễm trùng, cảm lạnh khiến cho cơ thể yếu hơn bình thường. Khi bị nghẹt mũi, ho, khó thở bà bầu cũng sẽ khó để có giấc ngủ ngon.

Áp lực từ thai nhi

Thai nhi dần lớn lên trong tử cung của mẹ bầu, đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ càng khiến cho cơ thể mẹ chịu nhiều ảnh hưởng và khó chịu, đặc biệt là gây ra rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn tâm lý

Những lo lắng, bất an khi mang thai sẽ khiến cho bà bầu dễ mắc các rối loạn tâm lý. Đây cũng chính là lý do có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ khi mang thai.

Cách khắc phục tình trạng bà bầu mất ngủ

Để hạn chế tốt nhất tình trạng mất ngủ diễn ra trong quá trình mang thai cần xác định chính xác nguyên nhân sau đó khắc phục, trong đó việc thay đổi lối sống là hành động thiết thực giúp bà bầu có được giấc ngủ say, ít tỉnh giấc giữa đêm. Cụ thể như:

  • Rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ: Trước tiên cần cố gắng đi ngủ vào một giờ mỗi buổi tối. Thời gian đầu sẽ khó để vào giấc ngủ mẹ bầu có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc hoặc ngồi thiền, đọc sách.
  • Hạn chế thời gian sử dụng điện thoại di động, máy tính, xem tivi để loại bỏ ánh sáng xanh ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể. Có thể thay thế bằng cách nghe bản nhạc nhẹ, đọc sách truyện…
  • Tắm nước ấm nhẹ nhàng cũng là một cách để có giấc ngủ ngon. Chú ý không để nhiệt độ nước quá nóng trong thời gian đầu mang thai vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi buồn ngủ. Tốt nhất không nên tắm bồn nước nóng.
  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày mẹ bầu nên duy trì uống từ 2 – 2,5 lít nước nhưng không nên uống nhiều sau 7 giờ tối. Ngoài nước lọc mẹ bầu có thể uống nước dừa, nước ép hoa quả, nước mía nhưng tránh xa cafein, nước ngọt có ga, cồn, rượu bia.
ba-bau-mat-ngu
Uống sữa ấm trước khi đi ngủ
  • Ăn nhẹ hoặc uống 1 cốc sữa ấm trước khi đi ngủ: Ăn tối hãy nhai chậm rãi để hạn chế tình trạng bị ợ chua. Nên ăn bữa tối khi còn sớm sau đó trước khi đi ngủ ăn nhẹ hoặc uống 1 ly sữa ấm để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu ăn nhẹ buổi tối nên lựa chọn thực phẩm giàu protein để lượng đường trong máu luôn được giữ ở mức ổn định.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, tập yoga bầu, ngồi thiền. Chính việc vận động sẽ giúp mẹ bầu nâng cao chất lượng giấc ngủ rất tốt vào ban đêm.
  • Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, nằm tư thế thoải mái: Khi bản thân cảm thấy thoải mái sẽ cho mẹ bầu giấc ngủ ngon. Mẹ bầu lựa chọn tư thế nằm ngủ thoải mái nhất như nằm nghiêng, kê một chiếc gối vào giữa hai đầu gối và kê một chiếc gối dưới bụng. Hoặc khi cảm thấy ngực căng tức làm ảnh hưởng đến giấc ngủ thì hãy lựa chọn cho bản thân áo lót ngủ với chất liệu thoải mái nhất và size vừa vặn.
  • Nhiệt độ: Chú ý giữ nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ và tối để có điều kiện ngủ tốt nhất. 
  • Cố gắng thư giãn: Ngay cả khi đã nằm trên giường từ rất lâu nhưng mẹ bầu khó vào giấc ngủ thì hãy đánh lạc hướng bản thân bằng một câu chuyện vui hoặc thứ gì đó khiến cho bản thân thấy mệt vào đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Ngoài ra việc ngồi thiền hoặc các kỹ thuật của những bài tập thư giãn cũng sẽ giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ.

Hầu hết mẹ bầu đều mắc tình trạng mất ngủ trong 3 tháng đầu nếu muốn sử dụng thuốc hay các thảo dược để hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để không gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Hoặc khi chứng mất ngủ  quá nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi mẹ bầu nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình mang thai.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ thông tin một số nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng bà bầu mất ngủ. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc, hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin khác trong cuộc sống.

Rate this post

About The Author