Ngành học Logistics là gì? Tìm hiểu chung về ngành Logistics

Là ngành học mới được đánh giá cao về tiềm năng phát triển, Logistics đang thu hút nhiều bạn thí sinh quan tâm. Vậy Ngành học Logistics là gì? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu ngành học này, hãy tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

1. Ngành học Logistics là gì?

Logistics là hoạt động quản lý dòng chảy vật chất, tài chính và thông tin từ điểm đầu vào đầu tiên đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng hoặc mục tiêu của doanh nghiệp.

Trong kinh doanh, định nghĩa logistics được hiểu là quy trình bao gồm việc tích hợp các hoạt động như: theo dõi dòng chảy thông tin, quản lý nguyên vật liệu, quản trị sản xuất, đóng gói, tồn kho, vận chuyển, kho hàng, và cả an ninh.

Ngành học Logistics là gì? Tìm hiểu chung về ngành Logistics
Logistics là ngành học mới được đánh giá cao, thu hút nhiều thí sinh quan tâm

Hiểu một cách đơn giản, Logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Công việc của những công ty Logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra. Để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này, các công ty phải luôn cải tiến và chú trọng đến yếu tố số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ.

>>> Xem ngay: Các ngành khối A hot hiện nay

2. Logistics học những gì? Chương trình học cung cấp kiến thức gì?

Theo chia sẻ của bộ phận tư vấn tuyển sinh: Do là ngành học mới nên chương trình đào tạo ngành Logistics là vấn đề hầu hết thí sinh thắc mắc. Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia cho biết: Trong quá trình đào tạo, sinh viên sẽ được học chuyên sâu về cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa với nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường biển.

Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được cung cấp những kiến thức marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.

Về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được biết chuyên sâu về kinh tế logistics, quản trị nhân sự, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức…

3. Cơ hội việc làm của ngành học Logistics như thế nào?

Logistics là ngành học mới được đánh giá cao về tiềm năng việc làm. Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung, …Bạn cũng có thể làm việc tại các phòng, ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khác hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán,…

Ngành học Logistics là gì? Tìm hiểu chung về ngành Logistics
Ngành học này đang thu hút nhân lực lớn, đem đến nhiều cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp

Kết quả thống kê cho thấy, hiện nay tại TP.HCM có khoảng 800 – 900 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng hơn 1500 doanh nghiệp trên cả nước .Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Sự phát triển mạnh của dịch vụ logistics đã làm cho nguồn nhân lực cho ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.

Đặc biệt, ngành Logistics đóng góp khoảng 21% GDP cả nước, một con số đáng kinh ngạc bởi những lợi nhuận của ngành logistics mang lại cho nền kinh tế đất nước. Trong tương lai, chắc chắn ngành logistics sẽ còn phát triển hơn nữa và cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành logistics sẽ ngày càng rộng mở.

4. Các trường Đại học đào tạo ngành Logistics

Để giúp các bạn thí sinh tìm và chọn trường hiệu quả, bài viết xin chia sẻ danh sách trường Đại học đào tạo ngành học này. Cụ thể:

  • Đại học Ngoại thương ( Cơ sở phía Nam)
  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Hùng Vương – TP.HCM
  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
  • Đại học Điện Lực
  • Đại học Giao thông vận tải
  • Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Đại học Quốc tế Rmit
  • Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Thương Mại
  • Đại học Duy Tân Cần Thơ

Trong đó, một số cơ sở có chất lượng đào tạo tốt thí sinh có thể tham khảo như:

  • Đại học Hàng hải Việt Nam

Đại học Hàng hải Việt Nam là trường trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành với nhiều bậc học từ trung cấp đến tiến sĩ. Ngoài ra, trường còn là thành viên chính thức của Hiệp hội các trường Đại học Hàng hải Châu Á – Thái Bình Dương (AMETAP) và Hiệp hội các trường Đại học Hàng hải Quốc tế (AMU).

  • Đại học Giao thông vận tải TP.HCM

Đại học Giao thông Vận tải là một trong những trường đào tạo đa ngành lớn nhất ở khu vực phía Nam, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Trường có quy mô đào tạo trên 15.000 sinh viên thuộc các bậc và chuyên ngành khác nhau.

  • Đại học Ngoại thương

Đại học Ngoại Thương chuyên đào tạo về các ngành kinh tế và thương mại, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường đã được Liên hiệp Hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao tặng cúp vàng “Thương hiệu Việt” năm 2006.

Trên đây là thông tin về chương trình học, cơ hội việc làm và trường đào tạo ngành học Logistics. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post

About The Author