Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mẹ bầu bị tê tay chân
Hiện tượng tê tay chân khi mang thai thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của thai phụ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục cho bà bầu bị tê tay chân.
Nội dung tóm tắt
Triệu chứng tê chân tay ở bà bầu
Triệu chứng tê bì chân tay ở bà bầu có thể xuất hiện ở tháng thứ 4, nhưng chỉ là những biểu hiện nhẹ, thoáng qua và nhanh chóng biến mất. Phần lớn hiện tượng này chỉ xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Bà bầu bị tê tay chân trong quá trình mang thai gây nên tình trạng khó chịu, tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Bà bầu sẽ có có cảm giác tê râm ran như bị kim châm hoặc tê buồn như kiến bò ở tay hoặc chân. Đôi khi cảm giác này có thể chuyển sang dạng đau nhức, nóng rát hoặc gây mất cảm giác ở các vị trí thường bị tê. Những triệu chứng này thường xuất hiện ở cả ngón tay, bàn tay, cổ tay, bàn chân và thậm chí có thể lan lên tới cổ chân hoặc đùi, hông và thắt lưng.
Hiện tượng này thường xuất hiện khi bà bầu đứng hoặc ngồi một tư thế quá, cầm nắm dụng cụ quá lâu hoặc khi vừa mới thức dậy. Sự vận động sau đó sẽ giúp cảm giác này mất đi. Ngoài ra, bà bầu bị tê tay chân còn có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác không phải chân tay như mặt, lưỡi, bụng…
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mẹ bầu bị tê tay chân
Xem thêm: Bà bầu không nên ăn rau gì để đảm bảo sức khỏe?
Nguyên nhân bà bầu bị tê tay chân khi mang thai
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bà bầu bị tê tay chân là do nghẽn mạch máu ở rãnh tay, chân khiến cho máu lưu thông kém. Các đầu ngón tay và dây thần kinh bị dồn nén quá mức khiến mẹ bầu có cảm giác bị tê bì, đau đớn. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tê tay khi mang thai ở tháng cuối bao gồm:
Thiếu vitamin và khoáng chất
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu rất lớn để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Trường hợp mẹ bầu thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là axit folic, canxi, magie, các vitamin như B1, B2 có thể khiến sức đề kháng giảm, cơ thể thiếu chất, máu không lưu thông khiến các ngón tay, khớp tay bị tê mỏi.
Tăng cân
Khi mang thai, người mẹ thường tăng cân một cách nhanh chóng, điều này khiến cho các mạch máu bị chèn ép nặng nề dẫn đến hiện tượng tê tay chân. Đặc biệt, trong các tháng cuối của thai kỳ, cân nặng của bà bầu đã tăng lên rất nhiều so với lúc chưa mang thai nên hiện tượng bà bầu bị tê buồn chân tay cũng sẽ nghiêm trọng hơn trước.
Thay đổi nội tiết tố
Relaxin là hormon được tiết ra vào khoảng những tháng cuối thai kỳ. Loại hormon này có tác dụng làm mềm khung xương chậu và khớp để quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này cũng khiến thai nhi có thể chèn ép vào các dây thần kinh dẫn đến tình trạng tê buồn và đau nhức các vùng lân cận.
Bên cạnh đó, các hormon trong thời kỳ mang thai cũng có thể dẫn đến hiện tượng cổ tay khiến bàn tay và cánh tay bà bầu bị tê. Ngoài ra, lượng máu trong cơ thể bà bầu cũng có thể tăng lên đến 50% khiến cho các dây thần kinh ở cánh tay chịu áp lực lớn dẫn đến tê mỏi và đau cánh tay, bàn tay, ngón tay.
Ít vận động
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng bà bầu bị tê tay chân là lười vận động. Đối với phụ nữ mang thai, do cơ thể trở nên nặng nề hơn cộng thêm sự mệt mỏi sẽ khiến bà bầu trở nên lười vận động. Điều này sẽ khiến thai phụ dễ bị tê chân tay hơn, thậm chí còn có nguy cơ khó sinh.
Lười vận động sẽ khiến máu lưu thông khó khăn hơn, các vùng ngoại vi như tay, chân sẽ không được cung cấp đầy đủ lượng máu khi chỉ ngồi yên. Vì vậy, tình trạng bà bầu bị tê bì tay chân sẽ xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn nếu ít vận động.
Do bệnh lý
Một số bệnh lý có thể gây ra tê tay chân thường xuyên trong thai kỳ đó là: tiểu đường, béo phì, mỡ máu tăng cao, rối loạn thần kinh, thiếu máu, đường máu thấp…
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mẹ bầu bị tê tay chân
Xem thêm: Mẹ bầu không nên ăn cá gì để tránh độc hại cho thai nhi?
Bà bầu bị tê tay chân có nguy hiểm không?
Hiện tượng bà bầu bị tê tay chân trong thai kỳ rất phổ biến, có thể coi là một triệu chứng sinh lý bình thường và không nên lo lắng. Sau khi mẹ bầu sinh, triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất.
Ở một số trường hợp bà bầu bị tê bì tay chân cũng có thể là do bệnh lý nào đó tiềm ẩn trong cơ thể. Do đó, nếu mẹ bầu nhận thấy mình bị tê buồn chân tay kèm theo những triệu chứng như co cơ, hoa mắt, không thể nhấc nổi tay chân… thì cần phải đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Cách hạn chế tình trạng tê tay khi mang thai
Để hạn chế tình trạng tê tay khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Canxi 800-1000mg/ngày; Acid folic 400mcg/ngày; Vitamin A 800 mcg/ngày; Vitamin B21,4 mg/ngày; Vitamin D10mcg/ngày; Vitamin C 80mg/ngày, Kẽm 15mg/ngày… Trứng, sữa, ngũ cốc, rau xanh, các loại hạt, hoa quả… là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai phụ.
- Bà bầu nên nằm giường mềm và kê nhiều gối để thoải mái khi thay đổi tư thế và an toàn cho thai nhi.
- Thay đổi tư thế: Mẹ bầu nên hạn chế việc đứng yên một chỗ hay nằm ngủ một tư thế. Thay vào đó, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái, thường xuyên thay đổi tư thế và kê chân cao trong lúc ngủ vừa giảm tê nhức, vừa giảm phù.
- Khi bị tê tay chân, mẹ bầu có thể massage tay chân, đây cũng là một biện pháp giúp khắc phục hiện tượng này. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể kết hợp massage với ngâm nước ấm để giúp làm giảm triệu chứng tê bì chân tay.
- Bà bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, các bài tập kéo giãn cơ, thắt lưng, tay và chân. Mẹ bầu có thể tham khảo các bài tập yoga cho phụ nữ mang thai sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm tình trạng cứng khớp và tăng độ dẻo dai.
Bà bầu hay tê chân tay là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, thay vào đó nên vận động hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng này. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày thì nên tới cơ sở y tế để kiểm tra cũng như tìm biện pháp khắc phục đúng cách.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về hiện tượng bà bầu bị tê tay chân khi mang thai cũng như biết cách khắc phục.