Bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không?
Có nhiều người cho rằng bà bầu ăn đu đủ chín sẽ gây ra sảy thai. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không?
Đu đủ là một trong những loại quả được nhiều người yêu thích tại Việt Nam. Đu đủ có chất rất nhiều các dinh dưỡng đặc biệt khí chín có chứa Vitamin C, Vitamin B1, B2, Caroten, acid gây men, kali, magie, sắt và kẽm…
Từ xưa các mẹ bầu truyền tai nhau không nên ăn đu đủ vì sẽ gây ra co thắt tử cung gây ra đau bụng dữ dội hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sảy thai. Theo khoa học cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng: Trong đu đủ có nhựa của cả quả, thân, lá cây chứa Papain và oxytocin tạo ra các cơn co thắt và gây ra chuyển dạ khi sinh.
Trường hợp prostaglandin và oxytocin tồn tại với hàm lượng lớn trong cơ thể thời điểm cuối của thai kỳ sẽ giúp mẹ sinh em bé nhanh chóng, dễ dàng hơn. Ngược lại nếu các hợp chất đó ở trong cơ thể thời gian đầu khi mang thai điều này dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Tuy nhiên những hợp chất gây hại cho cơ thể mẹ bầu trong thời gian đầu khi mang thai chỉ có ở đu đủ xanh. Khi chín đu đủ đã có những sự thay đổi chất bên trong quả, lượng nhựa đã giảm đi và hàm lượng Papain thấp.
Mẹ bầu ăn đu đủ chín có lợi ích gì cho sức khỏe?
Trong thời gian mang thai ăn đu đủ chín sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cụ thể như:
- Tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu
Đu đủ có chứa rất nhiều các hợp chất chống oxy hóa, hợp chất beta có tác dụng trong việc phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm.
- Cung cấp Vitamin B cho cơ thể phụ nữ mang thai
Trong đu đủ chín có chứa các vitamin trong đó có Vitamin nhóm B cụ thể Vitamin B1 có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, Vitamin nhóm B2 hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao, hệ thần kinh của thai nhi phát triển toàn diện.
- Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể
Đu đủ chín có các khoáng chất như kẽm, kali, magie, canxi… giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang bầu, bên cạnh đó ăn đu đủ chín giúp bổ sung kali để giảm bớt tình trạng chuột rút, có thể cân bằng điện giải đối với mẹ bầu.
- Kiểm soát cân nặng ở mức ổn định
Mặc dù trong đu đủ chín có chứa nhiều các khoáng chất và dinh dưỡng nhưng lại rất ít calo. Điều này sẽ giúp mẹ bầu không cần quá lo lắng về vấn đề cân nặng khi mang thai ăn đu đủ.
- Giảm thiểu tình trạng táo bón
Khi mang thai mẹ bầu sẽ rất dễ bị táo bón nhưng khi ăn đu đủ chín các vitamin B và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hóa, phòng tránh được nguy cơ gây táo bón.
- Bảo vệ khớp, xương
Vitamin C có trong đu đủ sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ xương khớp toàn diện cho phụ nữ mang thai. Một số các triệu chứng sẽ được giảm đi rõ rệt như: đau nhức đầu gối, tê cứng các khớp khuỷu tay, đau nhức xương khớp, đau đầu gối…
Cách ăn đu đủ dành cho mẹ bầu
Khi đu đủ còn xanh nếu ăn ở thời gian 3 tháng đầu khi mang thai sẽ gây nguy hại đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên nếu dùng đu đủ chín hoặc từ tháng thứ 4 trở đi loại quả này sẽ trở thành nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Với các thông tin chia sẻ ở trên đu đủ chín rất đa dạng về các thành phần dinh dưỡng như Vitamin A, Vitamin cùng với đó các vitamin nhóm B1, B2, khoáng chất như kali, magiê, sắt, kẽm và canxi cho bà bầu để có được thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.
Nên để tốt nhất cho sức khỏe mẹ bầu nên ăn những quả đu đủ chín mềm như vậy sẽ giúp đảm bảo lượng nhựa trong quả ở hàm lượng thấp. Khi ăn chú ý gọt sạch vỏ quả và bỏ hạt sau đó thưởng thức. Đu đủ chín mẹ bầu có thể dùng trực tiếp hoặc xay sinh tố ăn cùng các bữa phụ.
Ngoài đu đủ mẹ bầu có thể làm thêm sinh tố kèm với các loại quả khác để gia tăng hương vị thơm ngon như: sinh tố cà chua cùng với đu đủ, sinh tố bơ cùng với đu đủ, sinh tố táo cùng với đu đủ, sinh tố dưa hấu cùng với đu đủ…
Xem thêm:
- Bật mí cách để cải thiện tình trạng bà bầu mất ngủ
- Bầu 9 tuần nên ăn gì? Sự thay đổi của thai nhi và cơ thể mẹ ở tuần thứ 9?
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn đu đủ chín
Mẹ bầu cần lưu ý khi ăn đu đủ để cơ thể hấp thu được tốt nhất các dưỡng chất. Cụ thể một số lưu ý bao gồm:
+ Chú ý không ăn đu đủ xanh hoặc các quả đu đủ chưa chín hẳn nhằm tránh các cơn cơ thắt tử cung, hạn chế nguy cơ sinh non, tránh các biến chứng phù thũng…
+ Không nên ăn quá nhiều đu đủ chín trong thời gian ngắn vì như vậy sẽ khiến cho mẹ bầu bị vàng da. Ngoài ra sẽ gây kích thích lên ruột, tạo áp lực lên dạ dày.
+ Chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần/ tuần và mỗi lần ăn chỉ nên ăn một miếng. Ăn đu đủ theo nhiều cách khác nhau như làm sinh tố, làm kem…
+ Khi ăn nên loại bỏ hoàn toàn hạt vì hạt đu đủ có chứa nhiều chất độc và do chất carpine trong hạt đu đủ có thể tác động xấu đến hệ thần kinh và gây rối loạn mạch.
+ Mẹ bầu có các triệu chứng như khó thở, dị ứng, nghẹt mũi, mắc bệnh về đường hô hấp hay hen suyễn không nên ăn đu đủ chín trong thời gian mắc bệnh.
+ Mẹ bầu đang có nguy cơ hoặc đã mắc tình trạng tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn 2 – 3 lần/ tuần.
+ Không nên ăn đu đủ để trong tủ lạnh vì bản thân đu đủ cũng là một loại quả có tính hàn.
Hi vọng với những thông tin được chia sẻ ở bài viết trên các mẹ bầu đã có đáp án cho câu hỏi bầu 3 tháng ăn đu đủ chín được không và còn biết nên ăn đu đủ như thế nào là tốt cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Từ đó sẽ xây dựng chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai phù hợp, tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.