Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bà bầu hay bị chuột rút
Vì sao bà bầu hay bị chuột rút khi mang thai và cách phòng tránh như thế nào? Thắc mắc này được nhiều người đặc biệt quan tâm đến và cùng nhau tranh luận ở trên các diễn đàn sức khỏe. Để có lời giải đáp chính xác nhất, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!
Nội dung tóm tắt
Nguyên nhân bà bầu hay bị chuột rút do đâu?
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào nói về nguyên nhân tại sao phụ nữ bị chuột rút trong suốt thời gian mang thai. Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường không rõ ràng. Theo như các bác sĩ chuyên khoa sản chia sẻ, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bà bầu hay bị chuột rút, trong đó phải kể đến một số những nguyên nhân chủ yếu như sau:
>>> Không phải ai cũng biết được bà bầu ăn sắn được không
+ Vì trọng lượng cơ thể của bà bầu ngày một gia tăng trong suốt thời gian mang thai, do đó sẽ gây áp lực nhiều hơn đến từng cơ bắp ở chân.
+ Tình trạng mất nước cũng sẽ khiến cho cơ thể bị rối loạn điện giải gây nên tình trạng chuột rút.
+ Tử cung ngày một to sẽ làm tăng áp lực lên từng mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim, từng dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung nên cũng sẽ bị chèn ép tạo ra cảm giác rất khó chịu và nặng nề.
+ Do bị thiếu canxi, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ, khi đó nhu cầu canxi của cơ thể sẽ ngày một gia tăng nhằm đáp ứng được quá trình phát triển của thai nhi. Khi lượng canxi không đáp ứng đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ cung cấp canxi để truyền sang cho bé nên sẽ khiến cho người mẹ bị thiếu canxi.
+ Thiếu khoáng chất: nếu như quá ít hàm lượng canxi, kali, magie trong chế độ ăn uống sẽ gây nên tình trạng chuột rút ở chân.
+ Nếu như lạm dụng cơ bắp, mất nước, căng cơ hay đơn giản là giữ một vị trí trong một khoảng thời gian dài sẽ gây nên tình trạng chuột rút cơ bắp.
+ Những cũng có rất nhiều trường hợp, nguyên nhân không được biết đến.
Một số các dấu hiệu cần lưu ý khi mang thai bị chuột rút
Chuột rút được xem là một trong số những hiện tượng bình thường trong suốt thời gian mang thai, đôi khi nó còn đi kèm với một số những dấu hiệu nguy hiểm, vì vậy các mẹ bầu cần phải hết sức chú ý đến. Tốt nhất khi mang thai bị chuột rút đi kèm với các tình trạng dưới đây, các bạn cần phải đến thăm khám bác sĩ để có được hướng điều trị kịp thời nhất, cụ thể:
– Tình trạng chuột rút với tần suất cao, tầm khoảng 6 lần/ giờ.
– Bị chuột rút đi kèm với tình trạng chóng mặt, bị chảy máu cũng là dấu hiệu của tình trạng mang thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo haowjc là bị sẩy thai. Trường hợp này cần phải nhanh chóng đưa bà bầu đến bệnh viện để được tiến hành điều trị kịp thời.
– Bị chuột rút thường xuyên cho dù đã áp dụng những biện pháp phòng ngừa.
– Những người có tiền sử sinh non, mang thai ngoài tử cung hoặc là cổ tử cung ngắn cũng phải hết sức thận trọng đối với từng cơn co thắt trong suốt thời gian mang thai.
– Dấu hiệu bị chuột rút đi kèm với hiện tượng bị đau bụng, bị sốt có thể đó là dấu hiệu của bệnh ruột thừa, sỏi thận hoặc là bị sỏi túi mật.
Hướng dẫn cách phòng tránh bà bầu hay bị chuột rút
– Trong trường hợp bạn bị chuột ở chân, khi đó cần phải kéo căng cơ bắp chân ở phía bị ảnh hưởng. Tốt nhất nên đi bộ, tiếp đó cần phải nâng cao chân nhằm giúp cho chuột rút chân trở lại. Nên tắm nước nóng, tắm nước ấm và tiến hành massage bằng đá, massage cơ bắp cũng rất hữu ích.
>>> Lý giải thắc mắc bà bầu mấy tháng được an đu đủ xanh
– Trường hợp chuột rút chân vào ban đêm, khi đó cần phải kéo căng cơ trước khi đi ngủ thông qua từng bài tập thể dục nhẹ nhàng, ví dụ như đi xe đạp đứng yên trong khoảng vài phút trước khi đi ngủ, cách này cũng sẽ phòng ngừa được tình trạng chuột rút khi đang ngủ.
– Cần phải tích cực hoạt động thể chất thường xuyên, khi đó sẽ phòng ngừa được tình trạng bị chuột rút ở chân khi mang thai.
– Mẹ bầu nên bổ sung thêm Magie, theo như một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung thêm magie sẽ phòng ngừa được chứng chuột rút trong thời gian mang thai. Vì vậy, mẹ bầu nên cân nhắc ăn thêm nhiều thực phẩm giàu hàm lượng Magie, ví dụ như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô, những loại hạt và hạt.
– Bổ sung thêm canxi: theo như một số những nghiên cứu cho thấy mức độ canxi ở trong máu sẽ giảm trong thời gian mang thai, đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bị chuột rút chân. Đối với phụ nữ, trong đó bao gồm cả phụ nữ trong thời gian mang thai, cần phải nhận được 1.000 miligam canxi/ ngày. Do đó, mọi người hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để bổ sung thêm hàm lượng canxi cần thiết đối với cơ thể theo từng thời kỳ. Ở trong thực đơn hàng ngày, mẹ bầu cần chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu hàm lượng canxi như trứng, tôm, cua, cá,…
– Cần phải uống đủ nước mỗi ngày: điều này rất quan trọng đối với mẹ bầu.
– Nên dành thời gian để nghỉ ngơi: mẹ bầu hãy luôn trong tinh thần được thoải mái và tránh căng thẳng.
Đối với hiện tượng bị chuột rút trong thời gian mang thai là rất hay gặp, nên mọi người không nên quá lo lắng. Nhưng trong một số trường hợp hiếm, chuột rút sẽ gây đau bởi cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Trong trường hợp tình trạng đau nặng và dai dẳng kéo dài, đi kèm với dấu hiệu bị sưng đỏ ở chân, khi đó mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để điều trị kịp thời.
Kết luận
Hẳn với những thông tin được chia sẻ ở trên thì mọi người cũng đã hiểu được về cách khắc phục tình trạng bà bầu hay bị chuột rút. Nếu như tình trạng chuột rút trở nên nghiêm trọng, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, khi đó mẹ bầu hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám cụ thể.