Giải đáp thắc mắc: Bà bầu mấy tháng được ăn đu đủ xanh?
Bà bầu mấy tháng được ăn đu đủ xanh? Câu hỏi này được rất nhiều mẹ bầu quan tâm đến và cùng nhau tranh luận ở trên các diễn đàn sức khỏe. Dưới đây phía các chuyên gia dinh dưỡng sẽ bật mí chi tiết những thông tin liên quan, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Nội dung tóm tắt
Tư vấn thắc mắc: Bà bầu mấy tháng được ăn đu đủ xanh?
Bà bầu mấy tháng được ăn đu đủ xanh? Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, nếu như mẹ bầu ăn đu đủ xanh sẽ gia tăng thêm nguy cơ bị sẩy thai hoặc là sinh non. Bởi bên trong nhựa đu đủ xanh có chứa chất papain có thể sẽ gây nên tình trạng co thắt tử cung. Không chỉ dừng lại ở đó, chất papain sẽ làm chậm đi quá trình phát triển sinh trưởng của bào thai. Nó sẽ gián tiếp dẫn đến xuất huyết nhau thai.
>>> Phía các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thông tin bà bầu ăn sắn được không
Tiếp đó, ngay cả khi không bị sảy thai, sinh non thì chymopapain có trong đu đủ xanh cũng sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Các thông tin trên đó là kết luận từ nghiên cứu ở trên chuột của một nhóm nhà khoa học Ấn Độ. Nhưng chưa chắc tác động đến người cũng 100% giống như vậy, nhưng để an tâm hơn thì bà bầu nên tránh xa món ăn này, ít nhất cũng cần phải kiêng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhưng nếu như bạn muốn ăn đu đủ chín thì cứ thoải mái nhé! Đối với đu đủ chín sẽ không hại đến mẹ bầu, người lại nó còn có lợi cho cả mẹ lẫn em bé.
Lý do nên tránh ăn đu đủ xanh khi mang thai
Với những thông tin ở trên thì mọi người cũng đã hiểu được bà bầu mấy tháng được ăn đu đủ xanh. Vậy, tại sau khi mang thai thì nên tránh ăn đu đủ xanh? Điều này đã được lý giải vì trong đu đủ xanh có chứa chất papain, PLE có thể sẽ dẫn đến tình trạng co bóp tử cung gây nên tình trạng bị động thai, hoặc nghiêm trọng hơn sẽ bị sẩy thai. Bên cạnh đó, trong nhựa đu đủ xanh còn chứa nhiều hàm lượng enzym, mủ có thể sẽ khiến cho tình trạng xuất huyết hoặc là phù nề trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến sinh non.
Ngoài ra, từng thành phần prostaglandin và oxytocin có trong đu đủ xanh cũng chính là chất kích thích mức độ co bóp tử cung, cần thiết đối với quá trình sinh nở tự nhiên. Trong trường hợp dung nạp chất này quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng co bóp mạnh dẫn đến sinh non. Bên cạnh đó, chất chymopapain có trong đu đủ xanh cũng sẽ làm tăng thêm nguy cơ bị dị tật thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần phải lưu ý không được ăn hạt đu đủ. Bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc carpine. Nếu như các bạn nạp một lượng lớn chất này sẽ gây nên tình trạng rối loạn mạch đập, gây suy nhược hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, đu đủ sẽ có tính hàn nên mẹ bầu không nên ăn đu đủ lạnh.
Đây cũng là lý do mẹ bầu được phía các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên tránh xa đu đủ xanh cho dù ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu.
Chia sẻ những thực phẩm nên tránh khi mang thai
Ngoài đu đủ xanh thì trong suốt thời gian mang thai, các mẹ bầu cũng nên tránh một số những loại thực phẩm khác như:
>>> Lý giải thắc mắc bà bầu nên uống nước dừa khi nào là tốt nhất
+ Những loại cá có hàm lượng thủy ngân ở mức cao như cá thu, cá mập, cá ngừ, cá kiếm,… đây chính là những thực phẩm có chứa lượng thủy ngân cao. Sau khi ăn, chất này sẽ có xu hướng tích lũy lâu hơn ở trong cơ thể của người mẹ, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi. Thủy ngân còn là nguyên nhân gây tổn thương đến hệ thần kinh của người mẹ vè em bé.
+ Mướp đắng: những chất như Medicine, Quinine,… có trong mướp đắng cũng sẽ có khả năng kích thích co bóp tử cung gây nên tình trạng sẩy thai. Vì vậy, mẹ bầu nên kiêng 3 tháng đầu.
+ Những loại thịt chưa được nấu chín: do những loại thịt tái sống có chứa hàm lượng vi khuẩn như coliform, toxoplasmosis, salmonella,… gây ngộ độc. Do đó, mẹ bầy không nên ăn những loại thịt cá đang còn sống hoặc là tái chín.
+ Nhãn: trong nhãn có chứa nhiều glucose. Vì vậy, nếu bà bầu ăn nhiều nhãn sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nổi mụn và gây táo bón.
+ Dứa: cũng tương tự với đu đủ thì dứa cũng có chứa chất làm tử cung co bóp gây nguy cơ sẩy thai ở mẹ bầu.
+ Gan động vật: tuy nó giàu hàm lượng sắt và Vitamin A. Nhưng đối với mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai cơ thể hấp thu nhiều hàm lượng Vitamin A sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, nghiêm trọng hơn sẽ gây quái thai.
+ Khoai tây mọc mầm: trong khoai tây mọc mầm có chứa chất Solanin, có mức độ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
+ Sữa và những sản phẩm được chế biến từ sữa không tiệt trùng: vì những sản phẩm chế biến từ sữa chưa được tiệt trùng sẽ có chứa vi khuẩn Listeria gây nên tình trạng bị sẩy thai.
+ Những loại rau sống: đây chính là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn E.coli, Salmonella, E.coli,… sẽ có nguy cơ gây ngộ độc. Vì vậy, khi mang thai thì mẹ bầu nên hạn chế, tốt nhất là không nên ăn những loại rau sống này.
+ Măng tươi: chất cyanide có trong măng tươi cũng rất nguy hiểm đối với cơ thể. Trong trường hợp không thể nào loại bỏ chất độc này trước khi ăn, bà bầu có thể sẽ bị ngộ độc, gây nên tình trạng khó thở, đau nhức đầu, nôn ói và nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.
+ Rau ngót: đây là loại rau có chứa nhiều sắt, hàm lượng Vitamin và chất xơ. Nhưng trong rau ngót lại có chứa thành phần Papaverin có công dụng trong việc giãn cơ trơn, hạ huyết áp và giảm đau hiệu quả. Nếu như bà bầu ăn nhiều loại rau này sẽ có nguy cơ gây sẩy thai do cổ tử cung co thắt, nhất là thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ.
Bên cạnh đó, đồ ngọt và những loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm có chứa nhiều chất chua, trà, cafe và những chất kích thích như bia/ rượu, thuốc lá và chất gây nghiện,… cũng là những thứ mà các mẹ bầu nên tránh xa.
Lời kết
Tổng hợp những thông tin ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về thắc mắc bà bầu mấy tháng được ăn đu đủ xanh. Nếu như không hiểu rõ mọi thông tin liên quan, khi đó các bạn hãy cùng nhau tham khảo ý kiến của phía các chuyên gia để được hỗ trợ tư vấn kỹ mọi vấn đề.