Bà bầu có nên ăn dứa không và ăn bao nhiêu là đủ?

Dứa là loại quả rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng có nhiều người cho rằng ăn dứa có thể gây sảy thai. Vậy bà bầu có nên ăn dứa không? Theo dõi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để tìm lời giải đáp.

Nội dung tóm tắt

Bà bầu có nên ăn dứa?

Dứa giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, có thể giúp giảm viêm khi mang thai, tốt cho cả mẹ và bé. Ngoài ra dứa là loại quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất khác,… Tất cả đều có lợi cho phụ nữ mang thai. Chẳng hạn như:

  • Vitamin B1 và ​​B6: Vitamin B1 tham gia vào quá trình điều hòa quá trình dẫn truyền các xung thần kinh, kích thích hoạt động của trí óc. Vitamin B6 xúc tác quá trình chuyển hóa từ tryptophan thành vitamin PP. Vitamin này cũng cần cho quá trình sản xuất cho một số chất dẫn truyền xung thần kinh như serotonin và dopamine. Kết hợp cùng acid folic, vitamin B12 giúp phòng chống các bệnh tim mạch. Giống như tất cả các vitamin B, nó rất cần thiết để xây dựng hệ thần kinh và duy trì lưu lượng máu, giúp giữ cho trái tim khỏe mạnh, bảo vệ hệ thống miễn dịch, cân bằng tâm trạng và giảm ốm nghén.
  • Nhiều vitamin C: Giúp hỗ trợ khả năng miễn dịch, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, cũng như tăng cường collagen- là một thành phần quan trọng đối với sự hình thành da, mạch máu,sụn, xương và răng. . Chỉ cần uống một cốc nước ép dứa là bạn sẽ cung cấp đủ lượng vitamin C khuyến nghịtrong một ngày.Ngoài ra vitamin C cũng là chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa cũng như ngăn cản sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Vitamin C còn giúp kích thích hấp thu sắt bởi ruột non, góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt.
Ba-bau-co-nen-an-dua-khong
Bà bầu có nên ăn dứa không

Xem thêm: Bà bầu có được ăn nhãn không?

  • Sắt và axit folic là những chất bổ sung được khuyến khích sử dụng trong thời kỳ mang thai để ngăn ngừa dị tật thai nhi, cũng như bảo vệ bạn chống lại bệnh thiếu máu.
  • Acid folic: tham gia vào quá trình tạo máu và ống thần kinh của trẻ. Thiếu acid folic ở phụ nữ có thai gây khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Do đó được khuyến nghị bổ sung đầy đủ tại thời điểm 3 tháng trước khi dự định có thai. Dứa tươi rất giàu hai chất dinh dưỡng này.
  • Mangan: Dứa chứa nhiều mangan cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết.
  • Đồng: Chất cần thiết để sản xuất tế bào hồng cầu.
  • Magie: Có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ thể và não bộ.

Vì vậy, thật đáng tiếc nếu mẹ bầu bỏ qua quả dứa trong thai kỳ của mình. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa sẽ không gây hại cho mẹ và bé mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời.

Mẹ bầu không nên ăn dứa khi nào?

Không nên quá nhiều dứa vào tam cá nguyệt thứ nhất

Như chúng ta đã biết, mẹ bầu có thể ăn dứa ngay từ đầu thai kì nhưng không phải ăn bao nhiêu cũng được. Chất bromalein trong quả dứa có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ sảy thai nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều dứa cùng lúc.

Lượng bromalein trong 7-10 quả dứa đủ để tác động xấu đến thai nhi trong 3 tháng đầu thai kì. Do đó mẹ bầu chỉ nên ăn dứa với lượng vừa phải, lượng ăn khuyến khích là 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần không quá 1/2 quả nhé.

Mẹ bầu có dấu hiệu thai yếu, sảy thai không nên ăn dứa

Ba-bau-6-thang-an-dua-duoc-khong
Bà bầu 6 tháng ăn dứa được không?

Xem thêm: Những vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu

Nếu được chẩn đoán thai yếu, có nguy cơ sảy thai, mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn uống theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ, tránh tất cả các thực phẩm có thể khiến ảnh hưởng đến thai nhi, kể cả quả dứa. Mẹ nên chờ đến khi thai ổn định hãy ăn dứa trở lại. Và nhớ là ăn với lượng vừa phải mẹ nhé.

Không nên ăn dứa khi bụng đói 

Dứa là loại quả có vị chua, có độ axit cao do đó không thích hợp với những mẹ bầu gặp vấn đề về dạ dày, tá tràng. Những mẹ bầu bị bệnh như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng không nên ăn nhiều dứa lúc bụng đói. Nếu các mẹ muốn ăn dứa để bổ sung vitamin và khoáng chất thì nên ăn dứa sau khi ăn từ 30p-1h để đảm bảo an toàn.

Không nên ăn dứa khi có những biểu hiện dị ứng

Mẹ bầu đã từng bị dị ứng với dứa trước đây nên cảnh giác khi ăn dứa trong thai kì. Các mẹ khi ăn một lượng nhỏ để dễ dàng theo dõi, nếu cơ thể bắt đầu có những biểu hiện dị ứng nên dừng ngay việc ăn dứa lại. Những biểu hiện dị ứng dứa thường gặp đó là:

  • Ngứa, rát miệng lưỡi
  • Sưng phù miệng
  • Phát ban trên da
  • Khó thở
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi

Các phản ứng này có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Những mẹ bầu có cơ địa dị ứng với các thực phẩm khác như phấn hoa…cũng nên thận trọng khi ăn dứa.

Ăn dứa trong thời kỳ mang thai không gây sảy thai hoặc sinh non nếu chị em biết cách điều chỉnh lượng dứa vừa phải, và ăn ở một mức cho phép. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Rate this post

About The Author