Giải đáp thắc mắc: bà bầu ăn lựu được không? Ăn khi nào là tốt nhất

Để giải đáp thắc mắc bà bầu ăn lựu được không? Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng thần kỳ của loại quả này với bà bầu nhé. Lựu giúp bà bầu giảm nguy cơ tiền sản giật và ngăn ngừa chứng rạn da hiệu quả. Phụ nữ khi mang thai ăn lựu là rất tốt, đây là cách đơn giản nhất giúp bổ sung các chất dinh dưỡng như Vitamin C, khoáng chất, Vitamin K… cùng nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác nữa. Lựu là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu và thai nhi trong suốt 40 tuần thai.

Nội dung tóm tắt

Bà bầu ăn lựu được không?

Cùng tìm hiểu xem quả lựu mang lại những tác dụng kỳ diệu như thế nào cho bà bầu trong thai kỳ mẹ nhé:

Ăn lựu rất tốt cho bà bầu
Ăn lựu rất tốt cho bà bầu

Bài viết liên quan: 7 loại trái cây bà bầu không nên an

  • Bổ sung nhiều năng lượng cho mẹ bầu khỏe mạnh cả một ngày dài
  • Tăng cường đề kháng: Lượng vitamin C dồi dào trong lựu rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể mẹ và bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus
  • Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt
  • Ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai
  • Giảm đau bụng, đau lưng
  • Tốt cho hệ tim mạch, phù hợp với người huyết áp cao, hạn chế nguy cơ tiền sản giật
  • Cải thiện mật độ xương
  • Ngăn ngừa táo bón thường gặp ở bà bầu
  • Tốt cho hệ tiêu hóa
  • Làm đẹp da, trị mụn nhọt, giúp da sáng mịn, hồng hào, ngăn ngừa các vết rạn da dưới tay, chân, bụng

Ăn lựu có tốt có tốt cho thai nhi không?

  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi: Một cốc nước ép lựu có thể mang đến 60mg folate. Trong khi đó, folate là chất vô cùng quan trọng giúp bé phòng ngừa dị tật bẩm sinh
  • Giảm nguy cơ chấn thương nhau thai
  • Ngăn ngừa tình trạng sinh non
  • Giảm tổn thương não của thai nhi nhờ chất chống oxy hóa dồi dào
  • Củng cố và phát triển hệ xương của bé
  • Hỗ trợ phát triển trí não của thai nhi, giúp con thông minh, làm giảm nguy cơ bị tổn thương ở não, bảo vệ thần kinh

Bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không?

Ăn lựu mang đến rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu vẫn thắc mắc liệu có nên ăn hạt lựu hay không. Trên thực tế, ăn hạt lựu mang lại nhiều lợi ích.

Bà bầu có ăn được hạt lựu không
Bà bầu có ăn được hạt lựu không

Xem thêm: Son hữu cơ cho bà bầu

Hạt lựu chín có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa. Bà bầu ăn hạt lựu sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, hạt lựu còn chứa rất nhiều vitamin C và K. Vitamin C giúp tăng cường sức khỏe, tặng mẹ bầu làn da đẹp, thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen. Vitamin K làm đông máu. Canxi giúp mẹ và bé duy trì xương chắc khỏe.

Ngoài ra, hạt lựu còn có tác dụng thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mồ hôi, chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hoá tốt. Trong đông y, hạt lựu sấy khô, tán nhuyễn là một vị thuốc có công dụng trị đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài.

Thế nhưng, cũng giống như các loại hạt cứng khác, ăn hạt lựu cũng chứa nhiều nguy cơ. Hạt lựu tương đối cứng, có thể gây tắc ruột nếu ăn quá nhiều hạt lựu. Vì vậy, mẹ bầu cần cân nhắc kỹ khi ăn hạt lựu. Để an toàn, mẹ nên nhai hạt thật kỹ. Hoặc mẹ có thể sử dụng hạt đã sấy khô như một món ăn vặt. Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể chọn sử dụng nước ép lựu thay vì ăn hạt lựu.

Bà bầu ăn lựu cần lưu ý những gì?

Bà bầu nên chú ý những điều sau đây khi ăn lựu:

  • Nên uống nước ép lựu với một lượng vừa phải.
  • Không sử dụng vỏ lựu để chế biến món ăn. Nó khiến tử cung của mẹ bầu bị co thắt và có thể gây chuyển dạ sớm.
  • Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày nên hạn chế ăn lựu.

Hy vọng bài  viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn lựu có tốt không. Đây là loại trái cây rất tốt cho bà bầu nên mẹ có thể ăn thường xuyên, tuy nhiên, mẹ nên nhớ phải ăn cả những loại trái cây khác nữa để cung cấp đa dạng nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ nhé!

 

Rate this post

About The Author