Nguyên nhân bà bầu bị ho là gì? Cách trị ho an toàn
Trong quá trình mang thai khi gặp các vấn đề về sức khỏe nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy bà bầu bị ho là do nguyên nhân gì? Có cách nào để trị ho an toàn, hiệu quả?
Nội dung tóm tắt
Bà bầu bị ho do nguyên nhân gì?
Ho chính là một phản xạ để làm sạch đường hô hấp khỏi những tác nhân gây kích thích và có thể gặp phải ở tất cả mọi người.
Tình trạng ho có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào với nhiều thể ho khác nhau như ho khan, ho có đờm… Trong thời gian mang thai cơ thể mẹ bầu dễ nhạy cảm với môi trường xung quanh và do thay đổi nội tiết tố nên sẽ dễ bị cảm lạnh hoặc gặp phải tình trạng ho kéo dài.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho của mẹ bầu, cụ thể như:
Do nguyên nhân sinh lý
- Mẹ bầu bị suy giảm hệ miễn dịch: Trong thời gian mang thai nội tiết tố thay đổi dẫn đến sức đề kháng suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường hô hấp nên dễ mắc các bệnh lý như viêm phế quản, viêm họng, viêm xoang…
- Do thời tiết thay đổi cơ thể mẹ bầu không thích nghi kịp, sức đề kháng yếu sẽ khiến cho cơ thể mẹ bầu dễ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho mẹ bầu bị ho khi thời tiết giao mùa.
- Do các yếu tố môi trường dẫn đến dị ứng như các bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, lông chó mèo… Điều này cũng có thể dẫn đến ho ở mẹ bầu.
Nguyên nhân về bệnh lý khiến mẹ bầu bị ho
Có một số bệnh lý dẫn đến tình trạng ho ở mẹ bầu như:
Bệnh lý trào ngược dạ dày: Do mang thai tử cung to dần lên tạo áp lực cho ổ bụng và từ đó gây ra trào ngược dạ dày và gây ra ho.
Bệnh lý về phổi: Trước khi mang thai mẹ bầu đã có tiền sử mắc các bệnh lý về phổi như: hen suyễn, viêm phế quản cấp tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, xoang, hen suyễn… Chính vì vậy khi mang thai cùng với sức đề kháng bị suy giảm nên tình trạng ho sẽ xuất hiện và nghiêm trọng hơn.
Bầu bị ho khi mang thai có nguy hiểm không?
Trong trường hợp bà bầu bị ho có tình trạng thuyên giảm trong 1 – 2 ngày t hì không cần quá lo lắng, tuy nhiên nếu xuất hiện các triệu chứng co thắt vùng ngực, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, cơ thể suy nhược… sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển.
Tình trạng ho của mẹ bầu diễn ra trong thời gian dài nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến một số các biến chứng nguy hiểm như:
- Ho kéo dài, ho mạnh sẽ xuất hiện cơn gò tử cung liên tục, điều này dẫn đến động thai hoặc dọa sinh non.
- Ho cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ đang mắc nhiễm trùng gì đó nếu không kịp thời phát hiện sẽ gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Hướng dẫn các cách xử lý khi mẹ bầu bị ho
Có rất nhiều cách để xử trí khi mang thai xuất hiện tình trạng ho như sử dụng thuốc tây, áp dụng các mẹo dân gian, tuy nhiên bản thân mẹ bầu cần tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện.
Điều trị ho cho mẹ bầu bằng các mẹo dân gian
- Sử dụng quất xanh, mật ong
Trong mật ong và quất xanh có rất nhiều thành phần có tác dụng giúp giảm ho hiệu quả. Duy trì việc thực hiện quất xanh hấp cùng với mật ong mỗi ngày vài lần tình trạng ho sẽ được cải thiện.
Cách thực hiện: Cắt đôi quả quất xanh cho vào chén nhỏ cùng với mật ong nguyên chất và đem hấp cách thủy.
- Sử dụng chanh để trị ho
Khi mới có các triệu chứng của ho mẹ bầu thái vài lát chanh đem ngâm cùng mật ong, điều này cùng giúp giảm viêm họng và ho tốt.
- Dùng bột nghệ và quất ngâm
Bột nghệ và quất ngâm là một trong những công thức trị ho rất tốt mà các mẹ bầu nên áp dụng theo. Dùng quất xanh ngâm cùng với bột nghệ và sử dụng uống hàng ngày để cải thiện tốt nhất cơn ho.
- Dùng quả lê chưng đường phèn và cam nướng
Cùng chưng lê với đường phèn và cam nướng đây cũng là một trong những cách để giảm ho tốt nhất cho mẹ bầu. Cách này cũng dễ thực hiện nên mẹ bầu kiên trì áp dụng để đẩy lùi cơn ho nhanh nhất.
- Sử dụng gừng tươi
Đối với những mẹ bầu gặp các triệu chứng như ho khan dị ứng, nhiễm virus nên dùng gừng tươi để giảm ho.
Cách thực hiện: Sử dụng cắt lát 3 – 4 lát gừng pha với nước sôi và sau đó uống từng ngụm nhỏ. Có thể dụng gừng lát thái mỏng trộn cùng mật ong sau đó ngâm trong miệng.
>> Xem thêm:
- Bà bầu bị sốt có nguy hiểm không? Khi bà bầu bị sốt phải làm như thế nào?
- Bà bầu mất ngủ có cách nào xử lý?
Sử dụng thuốc Tây y trong trị ho cho mẹ bầu
Trong thời gian đầu khi mang thai mẹ bầu sẽ không được khuyến khích sử dụng các loại thuốc Tây Y. Tuy nhiên nếu tình trạng ho kéo dài mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Một số loại thuốc mẹ bầu có thể sử dụng nhưng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa như:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin sử dụng trong trường hợp bội nhiễm, ho nhiễm khuẩn… hoặc thuốc nhóm Macrolid nếu mẹ bầu bị ho nặng dị ứng với thuốc Penicillin, bác sĩ sẽ kê nhóm Macrolid.
- Thuốc ho Prospan: Mẹ bầu ho kèm theo các triệu chứng như ho khan, ho kèm viêm họng, ho có đờm sử dụng thuốc ho Prospan trong 7 ngày.
- Các loại kẹo ngậm ho cho bà bầu: Những loại kẹo có thành phần có dextromethorphan, menthol, bạc hà, mật ong,… được chiết xuất từ các loại thảo dược này sẽ an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.
- Nước muối sinh lý NaCl 0,9%: Sử dụng nước muối trong việc súc miệng, rửa mũi làm sạch cổ họng cải thiện tình trạng ho.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi mẹ bầu bị ho
Chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng khi mẹ bầu bị ho. Một số các loại thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung khi bị ho như:
- Sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C như dâu tây, táo, cam, kiwi… các loại rau cải như cà chua, giá đỗ, súp lơ…
- Sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như thịt, các loại ngũ cốc họ đậu, đậu Hà Lan, mộc nhĩ…
- Nên ăn những món cháo dinh dưỡng như cháo gà, hạt sen, các loại súp.
- Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể nên uống nước ấm.
- Bổ sung thêm những loại vitamin, khoáng chất đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì?
- Không ăn đồ tái, sống.
- Không ăn đồ tanh hoặc bảo quản lạnh.
- Tránh xa các loại thực phẩm đóng gói sẵn.
- Không ăn cá, hải sản lạnh.
- Không uống đồ lạnh, những đồ ngọt có ga.
- Kiêng uống nước cam, sinh tố có đá lạnh
- Tuyệt đối không ăn đồ muối như dưa chua muối, măng muối, cà muối
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều thông tin khi bà bầu bị ho. Từ đó có cách chăm sóc tốt nhất cho mẹ bầu. Tuy nhiên những thông tin đó chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.