Có bầu 1 tháng bụng đã to chưa? Dấu hiệu nhận biết khi có thai 1 tháng tuổi
Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ phát triển trong bụng mẹ rất nhanh điều này làm cho sự giãn nở của tử cung khiến cho bụng mẹ bầu dần to lên. Vậy có bầu 1 tháng bụng đã to chưa?
Nội dung tóm tắt
Có bầu 1 tháng bụng đã to chưa?
Khi có thai 1 tháng tuổi tương đương với 4 tuần là tuổi thai còn rất nhỏ, lúc này còn đang là một phôi thai có kích thước khoảng 5 – 6mm chỉ là bào thai gồm 2 lớp nội bì và ngoại bì. Từ 2 lớp này nhau thai sẽ được tạo ra và túi ối bắt đầu hình thành trở thành nơi cư trú cho bé suốt quãng thời gian 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ.
Trong khoảng thời gian đầu của thai kỳ đầu của thai nhi vẫn còn khá lớn so với cơ thể và cũng có thể nhìn thấy những nếp gấp nhỏ ở khuôn mặt và hàm của bé. Lúc này phía bên hông có thể xuất hiện các chồi nhỏ và từ đây sẽ hình thành nên chân, tay của bé. Đây cũng là thời gian các cơ quan nội tạng bắt đầu hình thành. Chính điều này mà ở thời gian đầu phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi để thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai.
Dấu hiệu nhận biết có thai 1 tháng tuổi
Thời gian đầu khi mới mang thai sẽ các dấu hiệu sẽ không quá rõ ràng để mẹ bầu phát hiện ra bản thân đã mang thai. Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận biết sớm khi mang thai như:
- Chậm kinh: Bạn là người có chu kỳ kinh nguyệt đều thì ngay khi chậm kinh đó sẽ là biểu hiện mang thai rõ nét nhất.
- Cơ thể mệt mỏi: Do nội tiết tố progesterone nên cơ thể mẹ bầu sẽ thấy mệt mỏi hơn bình thường.
- Táo bón: Quá trình đi vệ sinh sẽ không diễn ra suôn sẻ thì có thể do nguyên nhân nội tiết tố gia tăng làm chậm hoạt động tiêu hóa.
- Đầy hơi: Nội tiết tố thai kỳ có sự gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi khó tiêu, khi bị như vậy sẽ dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác. Nên thời gian này cần ăn nhiều chất xơ, duy trì việc hoạt động thường xuyên để hạn chế tình trạng này.
- Co thắt bụng: Trong những ngày đầu, tuần đầu mang thai sẽ có những trường hợp bị co thắt tử cung nhẹ, tuy nhiên triệu chứng hoàn toàn giống với việc bạn sắp đến chu kỳ kinh nguyệt. Nên nếu trường hợp bụng đau hoặc khó chịu trong thời gian dài sẽ tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Ngực đau: Ngực bạn sẽ hơi đau và triệu chứng này sẽ giảm đi sau khoảng 1 vài tuần khi cơ thể đã quen dần với việc thay đổi nội tiết tố.
- Xuất hiện đốm máu: Các đốm máu xuất hiện trên quần lót sẽ có khả năng do hiện tượng chảy máu cấy ghép. Đốm máu xảy ra khi trứng được thụ tinh tự cấy vào niêm mạc tử cung trong thời gian đầu khi mang thai.
- Buồn nôn: Tùy từng người mà dấu hiệu buồn nôn sẽ xảy ra sớm hoặc muộn. Nên uống nhiều nước, bổ sung vitamin tổng hợp hoặc nhấm nháp trà gừng để tránh các cơn buồn nôn.
- Đi tiểu thường xuyên: Lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên kéo theo đó thận sẽ phải tăng cường hoạt động để xử lý chất lỏng dư thừa. Việc đi tiểu thường xuyên sẽ là một trong những dấu hiệu khi mới mang thai
- Tăng nhiệt độ cơ thể: không phải là dấu hiệu điển hình nhưng khi mới mang thai mẹ có thể xuất hiện biểu hiện nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ hơn từ 0,5 đến 1 độ so với bình thường.
Một số triệu chứng ban đầu của thai kỳ sẽ tăng giảm theo thời gian và tùy thuộc cơ địa từng người.
Tham khảo thêm:
- Bà bầu có ăn được lá lốt không? Gợi ý các món ngon từ lá lốt
- Bà bầu có nên ăn ốc không? Ăn như thế nào là đủ?
Nên ăn gì khi có thai 1 tháng đầu?
Một số thực phẩm, nhóm thực phẩm được khuyến khích để phụ nữ mang thai bổ sung kịp thời như vậy thai nhi có thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Cụ thể như:
- Nhóm thực phẩm chứa axit folic sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trí não, cột sống thai nhi, ngoài ra còn giúp hình thành máu trong thai kỳ để ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thai nhi. Thực phẩm chứa axit folic như: Các loại rau có màu xanh, các loại đậu, bơ, nước cam và ngũ cốc rất giàu axit folic…
- Cá hồi và dưỡng chất Omega 3 sẽ tốt cho cả mẹ trong suốt quá trình mang thai và thai nhi.
- Thực phẩm chứa sắt như: Mận, các loại hạt đậu, các loại hạt…Sắt rất quan trọng với cả thai phụ và thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà bầu trong khi mang thai và khi sinh.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua là một nguồn canxi tốt và cần thiết cho chức năng tim, thần kinh của thai nhi và giúp xương, tăng phát triển và cơ bắp được chắc khỏe hơn.
- Trái cây, rau quả có chứa nhiều Vitamin C những quả màu vàng, đỏ như cam quýt, dâu tây, đậu nành, bông cải xanh, bắp cải… Vitamin C sẽ giúp ích cho sự phát triển của răng và xương cho trẻ. Đồng thời giúp hấp thụ tốt hơn sắt cho cơ thể mẹ trong suốt quá trình mang thai.
- Thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì nguyên cám, yến mạch, gạo lứt, rau xanh, dưa gang, ổi… để tránh tình trạng táo bón khi mang thai và đi vệ sinh được dễ dàng hơn.
- Các loại hạt là thực phẩm giàu protein để thai nhi có thể phát triển các mô đồng thời hỗ trợ cơ thể mẹ bầu tái tạo tế bào cơ ngực và tử cung.
- Muối iốt là nguồn cung cấp iốt chính, điều này giúp ích rất nhiều cho hệ thần kinh và quá trình phát triển trí não.
Một số lưu ý cho các mẹ khi mang thai tháng đầu
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt trong những tháng đầu của thai kỳ cần chú ý:
- Không nên tự ý uống vitamin khi dự định mang thai mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định liều lượng đúng cách.
- Trao đổi với bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để biết thực phẩm nên ăn và không nên ăn theo liều lượng phù hợp, việc ăn quá ít hoặc quá nhiều cũng đều gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
- Nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh và an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên ưu tiên trái cây và rau quả trong thực đơn. Các mẹ nên ăn trái cây, các loại hạt tốt cho bà bầu thay cho các món ăn vặt không lành mạnh.
- Duy trì chế độ vận động thể chất hợp lý và thực hiện đều đặn để có sức khỏe tốt.
Hy vọng qua bài viết này các mẹ đã giải đáp được thắc mắc: Có bầu 1 tháng bụng đã to chưa? Dấu hiệu nhận biết khi có thai 1 tháng tuổi, từ đó có thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có nhiều kiến thức khác.