Tìm hiểu: Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
Phụ nữ có thai bị thiếu máu khi nồng độ Hb ở mức dưới 11g/dl. Tình trạng này sẽ khiến cho bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều với sức khỏe với thai phụ và thai nhi.
Nội dung tóm tắt
1. Tìm hiểu về vấn đề mang thai của phụ nữ
Để xác định tình trạng thiếu máu ở bà bầu nhờ vào việc xét nghiệm nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu. Theo đó nồng độ Hb dưới 11g/dl thì xác định là tình trạng bà bầu thiếu máu.
Theo các bác sĩ thì có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, nhưng nguyên nhân chủ yếu xảy ra với phụ nữ mang thai là do thiếu sắt. Khi cơ thể không đủ sắt thì sẽ không tạo đầy đủ hemoglobin, thành phần cơ bản chất trong đó là protein, có nhiệm vụ chủ yếu của hồng cầu.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu máu rất cao. Nhất là khi mang thai đòi hỏi nhu cầu chất sắt tăng lên cao rất nhiều để cung cấp cho bào thai. Bởi vậy với những phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang thai nếu như không đáp ứng được chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì đây là nguyên nhân khiến bà bầu thiếu máu.
2. Bà bầu thiếu máu nguy hiểm như thế nào với thai kỳ?
Hemoglobin có vai trò mang oxy theo dòng máu cung cấp cho các tế bào để đ chuyển hóa thành năng lượng, nhất là bộ phận quan trọng là não và tim. Do vậy với người bình thường mà bị thiếu máu sẽ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược, đồng thời bị giảm khả năng gắng sức, kém tập trung.
Tình trạng thiếu máu nếu như kéo dài thì điều đó sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, người bệnh sẽ dễ bị mắc những bệnh lý về tim mạch và dễ nhiễm trùng tái lại. Với bà bầu khi mang thai sẽ bị ảnh hưởng xấu không chỉ với bản thân thai phụ và cả thai nhi.
Tình trạng thiếu máu ở bà bầu rất dễ gây sảy thai trong tam cá nguyệt đầu, hoặc có thể khiến thai lưu, thai non, vỡ ối sớm, bong thai trong tam cá nguyệt cuối. Bên cạnh đó thì phụ nữ mang thai còn đối diện với nguy cơ cao bị tăng huyết áp, nhiễm trùng ối, tiền sản giật – sản giật hoặc vỡ ối sớm; giai đoạn chuyển dạ dễ bị kéo dài, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sanh. Với trẻ mới chào đời thì sản phụ dễ bị suy kiệt và bị thiếu sữa nuôi con…
Với thai nhi có thể sẽ bị suy thai nếu như tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài xảy ra. Khi được sinh ra thì bé có thể bị sinh non, nhẹ cân hoặc tăng nguy cơ bị vàng da sau sinh…Không chỉ vậy, con của những bà mẹ thiếu máu trong thai kỳ cũng sẽ bị tăng nguy cơ mắc những bệnh lý về tim mạch cao hơn so với những đứa trẻ khác sau này. Với những bà mẹ nếu không kịp thời bổ sung thêm acid folic cho cơ thể thì sẽ gây ra tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi bao gồm thiếu i ốt gây suy giáp bẩm sinh, tật vô sọ, cột sống chẻ đôi; chậm phát triển trí tuệ…
Bởi vậy mà thiếu máu ở bà bầu cần phải được bổ sung đầy đủ hemoglobin trong thời kỳ mang thai là cực kỳ quan trọng để trẻ được phát triển ổn định và mẹ có đầy đủ sức khỏe.
3. Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
Đối với bà bầu thì việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng là cực kỳ cần thiết. Và với thai phụ bị thiếu máu thì càng đòi hỏi phải có kế hoạch ăn uống, bổ sung dưỡng chất đầy đủ tốt cho cơ thể.
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Tùy từng giai đoạn mang thai phải có thực đơn phù hợp với các loại thực phẩm đa dạng. Chủ yếu, các bà mẹ hãy tập trung vào nhóm thực phẩm giàu chất sắt.
- Theo các chuyên gia, thì nhóm thực phẩm có màu xanh đậm và thịt màu đỏ đậm sẽ có hàm lượng chất sắt cao cụ thể như:
- Thịt đỏ (thịt cừu, thịt bò, thịt heo… Loại thịt nào màu càng đỏ thì càng chứa nhiều chất sắt)
- Động vật thân mềm và cá béo (sò, ốc, trai…), gan, lòng đỏ trứng,
- Một số loại rau như đậu đỗ, cải xoong, mồng tơi, cải xanh, và tần ô,…
Bên cạnh đó, loại sắt từ nguồn gốc động vật sẽ có khả năng hấp thu tốt hơn so với sắt từ thực vật. Trong đó có chất đạm từ động vật bao gồm thịt, cá và trứng gia cầm. Trong đó có trứng gà, vịt hay từ các loại gia cầm được xem là một nguồn thực phẩm dồi dào chất sắt cùng với các chất dinh dưỡng khác bao gồm photpho, protein, canxi, chất khoáng cùng với hàm lượng vitamin cao rất tốt cho sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
Hàm lượng sắt được tìm thấy nhiều trong lòng đỏ trứng và lòng trắng bổ sung hàm lượng vitamin và chất đạm. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu mỗi tuần nên ăn từ ba đến bốn quả trứng, sẽ giúp tăng cường thể lực cho mẹ đồng thời cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Bên cạnh đó, quá trình hấp thu chất sắt sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu các mẹ bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C sau bữa ăn. Bên cạnh đó, các loại hoa quả, trái cây sẽ là nguồn bổ sung khoáng chất, vitamin đa dạng cho sản phụ. Bạn có thể dùng các loại hoa quả có tính chua như dâu, bưởi, ổi, cam, quýt, cà chua, kiwi, đu đủ, sơ ri… Tốt nhất hay dùng nguyên quả trái cây thay vì dùng nước ép, bởi khi ăn trái cây sẽ được bổ sung một lượng lớn chất xơ, từ đó giúp cho mẹ bầu tránh bị táo bón và đi đại tiện dễ dàng.
Bà bầu muốn bổ sung thêm chất sắt thì cần phải chú ý đến nhưng chất làm ức chế hấp thu sắt khiến cho bạn không được đáp ứng đầy đủ. Cụ thể, nếu như bạn dùng chất tannin có trong trà hay chất phytat có trong ngũ cốc thô thì sẽ làm cản trở quá trình hấp thu sắt. Đồng thời cần chú ý hạn chế dùng những loại sản phẩm từ sữa bởi chúng cũng chứa thành phần ngăn chặn sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm, nhất là với phụ nữ. Bởi vậy nếu như có nhu cầu dùng thì bạn cần chú ý cách xa bữa ăn chính. Không chỉ vậy, chất caffeine cũng là nguyên nhân gây kìm hãm sự hấp thụ chất sắt từ trong thực phẩm. Bởi vậy mà bạn không nên dùng đồ uống như coca, nước ngọt có gas hay cafe trong bữa ăn mà chỉ uống sau ăn 2 tiếng.
4. Các nguồn bổ sung chất sắt khác cho cho sản phụ bị thiếu máu
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì? để kiểm soát tình trạng này. Các bà mẹ cần phải chủ động bổ sung thêm bằng các viên sinh tố tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai.
Còn đối với các sản phụ gặp vấn đề thiếu máu hồng cầu nhỏ do thiếu sắt nổi bật thì tốt nhất hãy i dùng thêm viên thuốc sắt phối hợp acid folic. Cần phải duy trì đầy đủ, đều đặn ngay từ lúc phát hiện có thai cho đến thời điểm sau sinh ít nhất một tháng. Bởi nguồn sữa mẹ nếu không được đảm bảo sẽ không bổ sung đủ sắt cho trẻ sơ sinh.
Thông tin được chia sẻ trên đây nhằm giúp giải đáp câu hỏi bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc và biết cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất.