Giải đáp thắc mắc bà bầu có được ăn dứa không?
Dứa là một loại trái cây phổ biến tại các nước thuộc vùng nhiệt đới, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng có tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Vậy bà bầu có được ăn dứa không?
Nội dung tóm tắt
1. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của quả dứa
Dứa giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu. Loại trái cây này cũng là một nguồn dồi dào canxi, kali, mangan, vitamin A, folate… Trong 100g phần ăn được của quả dứa có chứa đến 91,5g là nước. Ngoài ra, các thành phần khác trong quả dứa là glucid 6,5g; các muối khoáng canxi 15mg; sắt 0,5mg; photpho 17mg; các vitamin B1 0,08mg; betacaroten 40mcg…Những thành phần dinh dưỡng quả dứa có trong 100g của cung cấp 40kcal cho cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong quả dứa chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước giúp chống lại sự suy giảm tế bào diễn ra bên trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, chất bromelain trong dứa cũng có tác dụng chống lại các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Nếu đang bị cảm lạnh hoặc đau họng, bạn có thể thử một miếng dứa sẽ mang lại hiệu quả tốt.
Hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ trong dứa giúp bảo vệ đường ruột ổn định. Ngoài ra, lượng bromelain và loại enzyme phân hủy protein hiệu quả và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón…
Bà bầu có được ăn dứa không?
➤ Xem thêm: Tìm hiểu về bà bầu uống C sủi được không?
Giúp xương chắc khỏe
Trong quả dứa chứa gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết. Bên cạnh đó, các vitamin trong dứa giúp thúc đẩy sản xuất collagen. Collagen này dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển da, sụn, xương và gân của thai nhi.
Chống viêm, giảm viêm khớp và cục máu đông
Bromelain trong dứa có tác dụng chống viêm nhiễm và giảm tốc độ tăng trưởng của các khối u. Do đó, dứa hỗ trợ giảm tình trạng viêm khớp, phòng ngừa bệnh gout hữu hiệu. Không chỉ vậy, hợp chất này còn giúp ngăn ngừa tình trạng đông máu và hỗ trợ hiệu quả cho những người có nguy cơ bị đông máu.
Tăng cường thị lực
Nhờ và hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao nên dứa có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, căn bệnh ảnh hưởng đến mắt ở những người cao tuổi.
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Trong dứa chứa nhiều kali và ít natri giúp cơ thể duy trì huyết áp luôn ở mức bình thường. Vì vậy, những người bị cao huyết áp nên thường xuyên ăn dứa để có một sức khỏe tốt và tránh căn bệnh này ghé thăm.
2. Bà bầu có được ăn dứa không?
Các loại trái cây đa phần đều an toàn đối với sức khỏe của mẹ bầu nếu được sử dụng ở một mức độ hợp lý. Vậy bà bầu có được ăn dứa không?
Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dứa bởi trong loại quả này có chứa enzyme bromelain gây kích thích cổ tử cung, dẫn đến việc xuất hiện các cơn co thắt tử cung. Bên cạnh đó, chất bromelain cũng gây ra hiện tượng rát lưỡi và thậm chí nhiều trường hợp bị dị ứng phát ban, khó thở. Thế nhưng, lượng bromelain trong một quả dứa không ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn.
Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh hay làm rõ việc bà bầu ăn dứa sẽ gây sảy thai hoặc gây hại cho thai nhi. Trên thực tế, để gây ra ảnh hưởng đến thai kỳ, mẹ bầu phải ăn từ 7 – 10 trái dứa cùng một lúc và điều này hầu như không thể xảy ra. Do đó, phụ nữ mang thai nên ăn dứa với mức độ vừa phải để không có tác động tiêu cực lên thai kỳ.
Bà bầu có được ăn dứa không?
3. Cách ăn dứa tốt cho bà bầu
Mặc dù quả dứa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng cũng tồn tại nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số thành phần trong quả dứa không tốt cho thai phụ trong khoảng 3 tháng đầu, tuy nhiên, ở những tháng cuối thai kỳ thì dứa lại mang đến rất nhiều lợi ích cho bà bầu, đặc biệt là có lợi cho việc chuyển dạ và sinh nở.
Từ tuần 38 trở đi, khi em bé đã sẵn sàng ra ngoài thì các bà bầu nên ăn dứa để giúp việc sinh nở được diễn ra một cách thuận lợi hơn. Bởi lúc này, enzyme bromelain trong dứa sẽ giúp làm mềm cổ tử cung của thai phụ.
Lượng dứa phù hợp cho mẹ trong thai kỳ sẽ được phân bổ như sau:
- Trong tam cá nguyệt đầu: Tốt nhất bà bầu không nên ăn dứa.
- Trong tam cá nguyệt thứ 2: Nên bổ sung một lượng nhỏ từ 50 – 100g dứa và khoảng 2 – 3 bữa ăn/tuần.
- Trong tam cá nguyệt thứ 3: Bà bầu có thể sử dụng khoảng 250g dứa mỗi ngày. Nhưng cần lưu ý đến cơ địa mỗi người để điều chỉnh lượng tiêu thụ nhằm phòng tránh tình trạng co thắt tử cung xảy ra.
Để mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe của mẹ và bé thì mẹ bầu chỉ nên ăn dứa trong một giới hạn cho phép. Khi ăn dứa, mẹ bầu cũng nên bỏ qua phần lõi của dứa vì chúng có thể hình thành những búi xơ trong thành ruột. Đặc biệt, không nên ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín vì có thể gây ngộ độc. Bên cạnh đó, khi gọt dứa phải chú ý gọt vỏ sâu, cắt hết mắt dứa. Gọt xong nên ăn ngay và không nên mua những miếng dứa gọt sẵn đựng trong túi nilon đã lâu.
Tổng hợp