Sau sinh mẹ bỉm ăn sầu riêng được không?
Sầu riêng là một loại thực phẩm quen thuộc có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon tốt cho sức khỏe như ăn trực tiếp, làm chè sầu, sầu riêng nướng, làm bánh,…Vậy sau sinh mẹ bỉm ăn sầu riêng được không? Để giúp các chị em có được câu trả lời chuyên mục sức khỏe của Dambau sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Thành phần dinh dưỡng của sầu riêng
Theo số liệu thống kê cứ 100 gram sầu riêng sẽ cung cấp 147 kcal. Sầu riêng có thể mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bỉm nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Số lượng dinh dưỡng trong 100 gram sầu riêng bao gồm:
– Nước: 64,99 gram
– Chất béo: 5,35 gram
– Chất xơ: 3,8 gram
– Protein: 1,47 gram
– Carbonhydrate: 27,09 gram
– Vitamin C: 19,7mg
– Vitamin B6: 0,15mg
– Thiamine: 0,07mg
– Riboflavin: 0,06mg
– Niacin: 0,5mg
– Kali: 436mg
– Mangan: 0,1mg
– Đồng: 0,06mg
– Magie: 11mg
– Sắt: 0,43mg
– Phốt pho: 39mg
– Canxi: 6mg
Sầu riêng là một thực phẩm cung cấp năng lượng dồi dào, chủ yếu từ carbohydrate, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
Xem thêm: Mẹ bỉm ăn gì để nhiều sữa mà không bị tăng cân?
Mẹ bỉm ăn sầu riêng được không?
Do sầu riêng có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao nên là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe người bình thường. Tuy nhiên với mẹ bỉm sau sinh theo các chuyên gia y tế và dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn sầu riêng vì một số lý do dưới đây:
Hàm lượng đường cao
Sầu riêng chứa nhiều đường tự nhiên rất cao bao gồm fructose, glucose, và sucrose nên nếu ăn có thể dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calo, dễ gây tăng cân không mong muốn. Sầu riêng là một loại quả có đặc tính nóng cao nếu ăn quá nhiều có thể khiến mẹ bỉm bị nóng trong người, xuất hiện mụn hoặc cảm thấy khó chịu.
Mặc dù đường trong sầu riêng là đường tự nhiên, nhưng nếu mẹ bỉm có tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc mắc bệnh tiểu đường khi ăn sầu riêng sẽ làm tăng lượng đường trong máu và gây biến chứng.
Theo Đông y, sầu riêng là loại quả có tính nóng không phù hợp cho mẹ bỉm sau sinh vì khi ăn dễ bị chảy máu và táo bón. Chất béo và đường cao trong sầu riêng còn có thể gây ra đầy bụng hoặc khó tiêu nếu ăn quá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của bé khiến bé khó chịu, nổi mụn hoặc quấy khóc.
Xem thêm: Mẹ bỉm ăn khổ qua được không? Có mất sữa không?
Sầu riêng gây gây khó tiêu, đầy bụng
Mặc dù sầu riêng có nhiều lợi ích dinh dưỡng nhưng nó có thể gây khó tiêu và đầy bụng cho chị em sau sinh. Sầu riêng chứa nhiều chất béo, đặc biệt là các loại chất béo không bão hòa có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây cảm giác đầy bụng và khó tiêu. Khi ăn nhiều, cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa dẫn đến tình trạng đầy hơi và khó tiêu.
Ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
Sầu riêng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ khi mẹ bỉm ăn sầu riêng trong thời gian cho con bú. Sầu riêng có mùi đặc trưng và khi mẹ ăn sầu riêng, mùi này có thể thẩm thấu vào sữa mẹ, làm thay đổi hương vị của sữa một số bé có thể không thích mùi vị mới này và cảm thấy khó chịu khi bú.
Sầu riêng là một loại quả có tính nóng, và ăn quá nhiều có thể dẫn đến hiện tượng nóng trong hoặc khó tiêu cho mẹ ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng tạo sữa của mẹ.
Gây tăng cân
Sầu riêng là một loại trái cây có hàm lượng calo rất cao so với các loại trái cây khác, một quả sầu riêng cỡ trung bình có thể chứa từ 300 đến 500 calo hoặc thậm chí hơn. Sầu riêng có nhiều chất béo và carbohydrate ăn sầu riêng sẽ gây thừa cân hoặc các vấn đề sức khỏe. Lượng calo mà trẻ hấp thụ qua sữa mẹ sẽ dư thừa, về lâu dài có thể khiến trẻ mắc bệnh béo phì.
Ảnh hưởng đến bé
Mặc dù sầu riêng không gây hại trực tiếp cho bé, nhưng một số bé có thể nhạy cảm với thay đổi trong khẩu phần ăn của mẹ. Sầu riêng có thể gia tăng nguy cơ bị rôm sảy và nổi mụn ở trẻ nhỏ đặc biệt là khi mẹ ăn quá nhiều hoặc nếu bé có làn da nhạy cảm. Nếu bé có dấu hiệu bị rôm sảy, mụn nhọt, hoặc viêm da quấy khóc sau khi mẹ ăn sầu riêng, mẹ nên giảm hoặc ngừng ăn sầu riêng trong một thời gian để xem tình trạng của bé có cải thiện không.
Sầu riêng có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc
Trong một số trường hợp, đặc biệt khi ăn không đúng cách hoặc cơ địa không phù hợp sầu riêng có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc cho mẹ. Sầu riêng chứa nhiều hợp chất sulfur tự nhiên, có thể gây dị ứng ở người mẫn cảm. Sầu riêng có thể gây tương tác bất lợi khi ăn cùng rượu, làm tăng nguy cơ ngộ độc trong cơ thể.
Trong bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi sau sinh mẹ bỉm ăn sầu riêng được không. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp chị em có cách sử dụng thực phẩm phù hợp nhất để bảo vệ nguồn sữa dinh dưỡng an toàn cho con. Với những chị em nào quá “nghiền” sầu riêng sau sinh từ 2 tháng trở lên có thể ăn 1-2 múi nhỏ trong 1 lần để tránh tình trạng nóng trong và mất cân bằng nhiệt trong cơ thể.