Giải đáp: Mẹ bỉm ăn mì tôm được không?

me-bim-an-mi-tom-duoc-khong-2

me-bim-an-mi-tom-duoc-khong-2

Mì tôm được xem là một món ăn nhanh phổ biến và được nhiều người yêu thích nhờ tính tiện lợi, giá thành rẻ. Một trong những điều các mẹ sau sinh cực kỳ quan tâm là mẹ bỉm ăn mì tôm được không. Trong bài viết này chuyên mục sức khỏe của Dambau sẽ giải đáp để mẹ biết và chú ý đến chế độ ăn uống của mình.

Mì tôm được ưa chuộng bởi tính tiện lợi, giá thành rẻ, dễ bảo quản và chế biến tuy nhiên nó chỉ phù hợp khi chúng ta không có thời gian nấu nướng hoặc trong những trường hợp cần ăn liền.

Nội dung tóm tắt

Mẹ bỉm ăn mì tôm được không?

Câu trả lời là mẹ bỉm có thể ăn sau sinh thời gian 2 tháng nếu như rất thèm ăn mì vì mì tôm không phải là thực phẩm lý tưởng cho mẹ bỉm do nó không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ yêu thích mì gói cũng nên đợi bé được 2 tháng sau khi quá trình cơ thể phục hồi ổn định có thể ăn mì tôm và chỉ nên ăn 1 -2 lần trong tháng.

me-bim-an-mi-tom-duoc-khong
Mì tôm không phải là thực phẩm lý tưởng cho mẹ bỉm

Xem thêm: Mẹ bỉm ăn khổ qua được không? Có mất sữa không?

Đối với mẹ bỉm sữa, việc ăn mì tôm cần cân nhắc kỹ lưỡng một số điểm để đảm bảo sức khỏe:

Thiếu dinh dưỡng

 Mì tôm chủ yếu chứa carbohydrate (tinh bột) và chất béo, thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Mì tôm được xem là món ăn tiện lợi nhưng có giá trị dinh dưỡng thấp nên chị em sau sinh không nên dùng làm thực phẩm chính trong chế độ ăn hàng ngày.

Mì tôm thường được chiên qua dầu, chứa chất béo bão hòa hoặc trans fat không tốt cho tim mạch. Lượng calo cao từ chất béo và tinh bột có thể khiến chị em tăng cân nhưng cơ thể vẫn thiếu vi chất. Nếu ăn thường xuyên mà không bổ sung thực phẩm lành mạnh khác có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.  Mì tôm chỉ nên sử dụng trong trường hợp tiện lợi hoặc thay thế tạm thời, không được thay thế bữa ăn chính.

Nhiều chất phụ gia

Mì tôm chứa nhiều chất phụ gia để tăng hương vị và kéo dài thời gian bảo quản, chất bảo quản, hương liệu chất tạo màu, có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Những tác động sức khỏe từ phụ gia trong mì tôm có thể tăng nguy cơ cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa, hại thận, có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khi sử dụng lâu dài. Hàm lượng natri cao có trong mì tôm có thể gây giữ nước, tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

me-bim-an-mi-tom-duoc-khong-1
Nếu ăn mì tôm mẹ bỉm nên ăn kết hợp cùng các thực phẩm khác

Xem thêm: Sau sinh mẹ bỉm ăn sầu riêng được không?

Gây nóng

Mì tôm có thể gây nóng trong cơ thể gây nổi mụn, rôm sảy ở cả mẹ và bé. Lý do mì tôm có tính nóng là vì gói gia vị trong mì tôm thường có ớt, tiêu và các loại hương liệu cay kích thích hệ tiêu hóa và làm cơ thể cảm thấy nóng bức.

Chất béo từ dầu chiên có thể làm tăng nhiệt trong cơ thể, làm cơ thể dễ bị mất nước, gây cảm giác nóng và khó chịu. Mì tôm thiếu chất xơ, làm chậm quá trình tiêu hóa ẫn đến tình trạng táo bón và nóng trong người.

Ảnh hưởng đến chất lượng sữa

Mì tôm có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, mùi vị của sữa mẹ, khiến bé khó chịu khi bú nếu mẹ bỉm ăn quá thường xuyên hoặc không kết hợp với chế độ ăn uống cân đối. Sữa mẹ có thể thiếu các vitamin và khoáng chất quan trọng nếu mẹ ăn thường xuyên và không biết cách ăn mì tôm.

Cách giảm tác động của mì tôm đến chất lượng sữa

Nếu mẹ bỉm quá thèm và muốn ăn mì tôm, hãy thực hiện các cách sau để giảm thiểu tác hại:

  • Để giảm tác động tiêu cực, hãy ăn mì tôm một cách điều độ, chỉ nên ăn mì tôm 1-2 lần mỗi tuần, không thay thế các bữa ăn chính.
  • Kết hợp với thực phẩm bổ dưỡng thêm rau xanh, trứng, thịt hoặc các loại hải sản sẽ không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất mà còn làm tăng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn giúp bữa ăn trở nên đầy đủ hơn.
  • Sau khi ăn mì tôm, mẹ nên uống nhiều nước để cân bằng lượng muối trong cơ thể. Mì tôm chứa nhiều muối từ gói gia vị có sẵn có thể làm tăng lượng muối trong cơ thể. Uống nước nhiều sẽ giúp loãng lượng muối dư thừa, duy trì cân bằng điện giải không chỉ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn mà còn giúp đảm bảo chất lượng sữa cho bé.
  • Luộc mì qua nước sôi để giảm bớt dầu và phụ gia trên sợi mì, nên luộc mì trong nước sôi và đổ nước đầu đi trước khi chế biến.
  • Chọn loại mì chất lượng cao như các loại mì không chiên, mì hữu cơ hoặc mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt.

Thay vì ăn mì tôm mẹ có thể chuyển sang ăn mì gạo hoặc phở, bún, miến kết hợp với nước dùng từ xương hoặc rau củ để tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Có thể thấy, sự tiện lợi của mì tôm trong cuộc sống là điều không thể phủ nhận tuy nhiên nó chỉ là đồ ăn nhanh nên mẹ bỉm cần hạn chế ăn trong giai đoạn sau sinh. Bài viết trên đã giải đáp cho mẹ bỉm được biết mẹ bỉm ăn mì tôm được không chi tiết nhất để các mẹ sẽ quan tâm hơn về chế độ ăn uống của mình, đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của bé.

5/5 - (1 bình chọn)

About The Author